TIN TỨC Hỗ trợ trực tuyến

Hướng dẫn nhận biết vết cắn của côn trùng và cách xử lý cho mẹ bỉm sữa

07:49, 28/08/2020
Trẻ con rất hiếu động và thích chơi đùa chạy nhảy ở ngoài thiên nhiên, nên đây là đối tượng thường bị côn trùng đốt. Nhiều vết thương bị côn trùng đốt chỉ gây đau nhức, ngứa, sưng nhưng nhiều trường hợp gây ra các triệu chứng dị ứng toàn thân như nổi mề đay, sưng phù nề, nhiễm trùng máu gây teo não, nặng hơn có thể bị sốc phản vệ làm tụt huyết áp và gây tử vong. Vì thế, các mẹ cần biết cách xác định vết côn trùng của loài có độc hay không để có cách xử lý kịp thời nhất

1.Cách nhận biết vết cắn của các loài côn trùng cho trẻ khi bị cắn


Hướng dẫn nhận biết vết cắn của côn trùng và cách xử lý cho mẹ bỉm sữa

Cách nhận biết vết cắn của các loài côn trùng cho trẻ khi bị cắn


Côn trùng chia thành 2 nhóm loại có độc và không có độc. Nên để xác định bé nhà mình bị loại nào cắn/đốt để đưa ra biện pháp xử lý phù hợp nhất thì các mẹ cần quan sát vết cắn/ đốt này.

Biểu hiện vết cắn côn trùng có độc

Với loài côn trùng có độc thì sẽ tiêm độc tố qua vòi hoặc qua vết cắn, gây đau và có nhiều biểu hiện hơn loài không độc.
  • Vết thương bị côn trùng có độc cắn sẽ gây ra cảm giác châm chích, sưng tấy đỏ tại chỗ;
  • Nhiều trường hợp bị nặng vết bị côn trùng đốt sẽ sưng mủ, tiết dịch, nổi mụn nước;
  • Đặc biệt, nguy hiểm nhất là trường hợp trẻ bị sốc phản vệ, sẽ xuất hiện cảm giác đau nhói, có thể gây ra phản ứng dị ứng. Với trường hợp nguy hiểm này, các mẹ cần phải theo dõi kỹ các dấu hiệu cụ thể như phù nề, khó thở ngứa phát ban (nổi mề đay) hoặc có thể gây sưng cổ họng, sưng lưỡi và khó thở.

Biểu hiện vết cắn côn trùng không độc

Hầu hết các vết cắn của côn trùng không độc trên da bé sẽ gây ngứa khó chịu, vì chúng chỉ hút máu hoặc cắn phòng vệ.
  • Biển hiện dễ nhìn thấy của trẻ bị côn trùng không có độc tố tấn công là bé thấy ngứa, da bị nổi sần mề đay, vết cắn có màu đỏ hoặc những vết bỏng rộp, trong thời gian ngắn các vết này sẽ lặn đi ngay.
  • Tuy nhiên, muỗi là loại côn trùng không có độc, nhưng nếu mang virus truyền bệnh như sốt rét, sốt Chikungunya, Rickettsial và cả bệnh sốt xuất huyết,.. thì biểu hiện ban đầu giống như bị muỗi đốt bình thường, phải đến 2-3 ngày sau mới bắt đầu xuất hiện triệu chứng. Như thế còn nguy hiểm hơn cả khi bị côn trùng có độc tấn công, vì khó phát hiện hơn.

2. Cách xử lý khi bé bị côn trùng cắn


Hướng dẫn nhận biết vết cắn của côn trùng và cách xử lý cho mẹ bỉm sữa

Cách xử lý khi bé bị côn trùng cắn


Theo bác sĩ nhi khoa cảnh báo: khi bé bị côn trùng cắn dù là loại có độc hay không có độc thì trong 6 giờ đầu tiên là thời điểm vàng để để xử lý ngăn chặn nguy cơ nhiễm khuẩn, suy giảm miễn dịch ở trẻ.

Vì thế, khi xử lý vết côn trùng cắn/đốt cho trẻ, các mẹ cần làm theo đúng 3 bước sau:

Bước 1 – Vệ sinh vết cắn

  • Trước tiên mẹ nên loại bỏ côn trùng, lông lá hoặc các vết bụi bẩn bám trên da bé, để giảm bớt những thành phần này sẽ chà xát lên vết đốt, gây sưng và đau hơn cho trẻ. Trường hợp, côn trùng có độc thì phải loại bỏ ngòi, kim… của côn trùng đó còn sót lại trên da bé.
  • Sau đó, mẹ rửa sạch vùng da của con bị côn trùng cắn bằng nước sạch và xà phòng hoặc cồn sát khuẩn
  • Cả mẹ và bé không được dùng tay nặn, ép, gãi,… vết cắn, sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, thâm và gây sẹo cho da.

Bước 2 – Xử lý giảm sưng giảm ngứa

Để xử lý giảm sưng và ngứa cho da nhạy cảm của con, các mẹ có thể tham khảo một số cách làm sau đây:
  • Chườm đá lạnh: lấy đá lạnh có bọc một lớp vải mỏng chườm từ 5-10 phút và lặp lại một vài lần để làm giảm cơn ngứa cho trẻ. Do da bé khá mỏng, nên mẹ không được giữ đá tại 1 vị trí quá lâu sẽ làm con bị bỏng lạnh.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số nguyên liệu giảm sưng giảm ngứa khác như muối trắng, mật ong, nha đam…
  • Dùng thuốc bôi côn trùng cắn: tìm mua loại thuốc bôi chuyên dụng phù hợp để bôi làm dịu cơn đau và giảm sưng tấy cho con, nhưng tuyệt đối không được lạm dụng.
  • Trường hợp mà bé bị đau, hay dị ứng thuốc thì mẹ tuyệt đối không được tự ý làm gì nữa mà cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Bước 3 – Nhờ can thiệp điều trị của bác sĩ

Với những vết côn trùng không độc cắn thì chỉ trong vài ngày là bé sẽ khỏi. Nhưng với trường hợp bị côn trùng có độc tấn công, có một số biểu hiện dưới đây thì phải nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để kịp thời chữa trị:
  • Bé bị côn trùng cắn sưng mủ, phát ban nổi mụn nước hoặc thâm đỏ khắp da.
  • Vết côn trùng cắn có dấu hiệu của nhiễm trùng như chảy máu, sưng tấy đỏ và lở loét.
  • Trẻ bị sưng mặt, khó thở và buồn nôn hoặc nôn.
  • Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu, sốt cao, có chấm xuất huyết hoặc tim đập nhanh.

3. Một số biện pháp giúp hạn chế và tiêu diệt côn trùng cắn trẻ em


Hướng dẫn nhận biết vết cắn của côn trùng và cách xử lý cho mẹ bỉm sữa

Một số biện pháp giúp hạn chế và tiêu diệt côn trùng cắn trẻ em

Biện pháp tốt nhất, ít gây hậu quả nghiêm trọng nhất chính là phòng bệnh hơn trị bệnh. Vì thế, các mẹ cần phải có biện pháp phòng côn trùng và tiêu diệt chúng, trước khi chúng tấn công con của mình. Một số biện pháp đơn giản dưới đây, các mẹ hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà của mình được như:
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: để hạn chế điều kiện sinh sôi, phát triển của các loài côn trùng gây hại như như muỗi, rệp, kiến, gián…, nhà cửa và không gian xung quanh nhà luôn được vệ sinh sạch sẽ, đồ dùng không cần thiết thì nên vứt đi và không để có chỗ nào trong nhà ẩm thấp. Hạn chế những ổ nước ứ đọng thu hút muỗi và là nơi lý tưởng để muỗi sinh sản, phát triển.
  • Thả màn ngủ: hạn chế muỗi và côn trùng nguy hiểm tấn công. Thường xuyên giặt chăn, màn, gối, chiếu của bé, tránh côn trùng có hại trú ngụ trong đó.
  • Xua đuổi côn trùng: trồng một số loại cây gia vị có hàm lượng tinh dầu cao xung quanh nhà và trong nhà. Nếu nhà bạn có điều kiện thì có thể sử dụng tinh dầu và máy xông tinh dầu trong nhà để xua đuổi chúng.
  • Đuối với muỗi là loại côn trùng rất nguy hiểm, nếu mang mầm bệnh thì ban đầu rất khó phát hiện. Để diệt trừ muỗi thì cách đơn giản và hiệu quả, rẻ tiền nhất chính là sử dụng vợt bắt muỗi. Chiếc vợt bắt muỗi có thiết kế giống chiếc vợt tennis, nhỏ nhẹ, ai cũng có thể cầm để diệt muỗi.
Các mẹ có nhu cầu tìm mua vợt bắt muỗi giá rẻ tại Hà Nội, hãy nhanh tay liên hệ số Hotline 0908.393.666 để nhân viên chúng tôi tư vấn và lựa chọn mẫu vợt muỗi tốt nhất.
 

>>> Bài viết liên quan: Tham khảo top 5 thương hiệu vợt bắt muỗi bán chạy nhất năm 2020
Công ty Cổ phần Công nghệ chiếu sáng LOSi | Mã số thuế: 0107567641