Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm và dễ gây nhầm lẫn với cảm sốt thông thường, dẫn đến chúng ta chủ quan làm cho bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Vì thế, mỗi gia đình cần biết dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết để có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời. Các bạn nên dành ít phút để tham khảo bài viết sau, để bảo vệ sức khỏe toàn gia đình khỏi căn bệnh nguy hiểm này.
1.Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết
Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết (Ảnh minh họa)
Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra, tác nhân truyền bệnh là muỗi. Việt Nam có khí hậu nóng ẩm và mùa mưa nhiều, là điều kiện thuận lợi để gây ra dịch lớn. Khi bị sốt xuất huyết có thể gây tử vong, đặc biệt là đối với trẻ em, trong khi chưa có vắc xin phòng bệnh, nếu thành dịch thì sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.
Bệnh sốt xuất huyết không phải là bệnh mới, nhưng không phải ai cũng phân biệt được sốt xuất huyết và cảm thông thường. Dễ dẫn đến chủ quan, không điều trị, gây nên biến chứng nặng nề cho người bệnh, đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ con sau này. Vì thế, bậc cha mẹ cần phải biết rõ dấu hiệu sốt xuất huyết để có hướng chữa trị kịp thời cho con mình.
Khi người bệnh bị sốt xuất hiện sẽ trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Từng giai đoạn sẽ có những biểu hiện bệnh khác nhau và có hướng chữa trị khác nhau.
Giai đoạn sốt
Đây là giai đoạn ủ bệnh, khi bị muỗi có mầm bệnh đốt từ 4-10 ngày cơ thể bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như sau:
- Bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao đột ngột và liên tục 39 - 40ºC, kéo dài 2 - 7 ngày, sốt dai dẳng và khó hạ sốt.
- Da bệnh nhân xuất hiện mẩn đỏ, phát ban và da xung huyết;
- Bệnh nhân không muốn ăn, chán ăn hoặc buồn nôn;
- Bệnh nhân luôn kêu đau cơ, đau khớp, người mệt mỏi;
- Biểu hiện nữa là đau đầu dữ dội ở vùng trán, nhức hai hốc mắt sau nhãn cầu.
Lưu ý: Ở giai đoạn đầu này, biểu hiện bệnh sốt virus gần giống với bệnh sốt xuất huyết như:
- Một số bệnh nhân sốt xuất huyết ở mức độ thấp, nhiệt độ không vượt quá 37,5ºC như sốt thông thường;
- Bệnh nhân sốt nhẹ, không xuất hiện mẩn đỏ, nên phụ huynh và người nhà thường không để ý;
- Biện pháp duy nhất để có thể biết được chính là xét nghiệm.
Giai đoạn nguy hiểm (từ ngày thứ 3 – 7)
- Đây là giai đoạn nguy hiểm, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
- Nhiều người cứ nghĩ là người bệnh đang phục hồi dần, những cơn sốt đã giảm dần, càng chủ quan hơn.
- Biến chứng thoát huyết tương: một số biểu hiện mà bạn dễ dàng nhận thấy như vật vã, bứt rứt hoặc nằm li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 25 mmHg), tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp, tiểu ít. Còn khi xét nghiêm bên trong thì ; tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, nề mi mắt, gan to, có thể đau..
- Biến chứng xuất huyết: người bệnh có thể bị biến chứng ở mức độ khác nhau, nguy hiểm đến tính mạng. Xuất huyết dưới da biểu hiện nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết, thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím. Xuất huyết ở niêm mạc: Chảy máu mũi, lợi, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn. Xuất huyết nội tạng như: Tiêu hóa, phổi, não là biểu hiện nặng (nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen do bị xuất huyết nội tạng).
- Dẫn đến suy tạng: biểu hiện nặng xảy ra ở người bệnh không có dấu hiệu thoát huyết tương rõ hoặc không sốc như Viêm gan nặng, viêm não, viêm cơ tim. Còn bệnh nhân bị xuất huyết nội tạng gây mất máu và tụt huyết áp thì sẽ có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, tay chân lạnh, vật vã hốt hoảng
Khi bạn thấy người nhà mang những dấu hiệu trên, thì bạn cần mang bệnh nhân nhanh chóng nhập viện, không nên chần chừ, vì đây là giai đoạn nguy kịch không kịp thời cấp cứu sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Giai đoạn hồi phục
Sau 1-2 ngày sau giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân được cấp cứu kịp thời, cơ thể bệnh nhân phục hồi có hiện tượng tái hấp thu dần dịch từ mô kẽ vào bên trong lòng mạch.
Giai đoạn phục hồi (từ 48 - 72 giờ) có những dấu hiệu phục hồi sau:
- Hết sốt, thể trạng bệnh nhân tốt lên, thèm ăn uống trở lại, đi tiểu nhiều;
- Kiểu tra nhịp tim chậm, thay đổi về điện tâm đồ, huyết động ổn định;
- Giai đoạn này, không cần truyền dịch nữa, nếu truyền quá mức làm cho bệnh nhân bị phù phổi hoặc suy tim.
2.Cách tự phòng tránh sốt xuất huyết cho cả gia đình
Để bị muỗi đốt và bị bệnh rồi mới chữa trị thì vừa mất tiền tật lại mang. Nên mỗi gia đình cần biết cách phòng tránh sốt xuất huyết cho gia đình mình trước tiên. Có rất nhiều biện pháp tự phòng tránh như:
- Biện pháp vệ sinh, phá môi trường sống và sinh sản của muỗi: bạn nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa và không gian xung quanh sạch sẽ và thoáng mát để muỗi không có nơi trú ẩn. Chum vại có đựng nước phải được đậy nắp cẩn thận, và thường xuyên loại bỏ nước ứ đọng.
Thường xuyên vệ sinh để tiêu diệt loăng quăng và phá môi trường sống, sinh sản của muỗi
- Biện pháp vật lý: Nên ngủ màn, không để trẻ chơi ở chỗ tối, thoa kem chống muỗi.
- Biện pháp hóa học: sử dụng thuốc hóa học (diệt muỗi, côn trùng) để phun định kỳ không gian xung quanh nhà, đặc biệt những nơi chăn nuôi gia súc và gia cầm, nhà vệ sinh. Tuy nhiên, biện pháp này ảnh hưởng đến sức khỏe đến trẻ con, nên các bạn cần lưu ý khi sử dụng biện pháp này.
- Nâng cao đề kháng sức khỏe: ăn uống bổ sung đủ chất, các vitamin, uống nhiều nước,…
- Sử dụng thiết bị diệt muỗi: dùng vợt diệt muỗi để diệt muỗi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất, mà người già và trẻ em đều có thể sử dụng được. Đặc biệt, chiếc vợt bắt muỗi này có thể tiêu diệt muỗi gầm giường, gầm bàn,… mọi ngóc ngách, rất an toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em.
Sử dụng vợt muỗi là biện pháp tiêu diệt muỗi đơn giản và nhanh chóng nhất
Với chia sẻ trên, hy vọng các bạn có thêm được kiến thức để tự bảo vệ sức khỏe của mình và gia đình trước căn bệnh sốt xuất huyết này. Khách hàng có nhu cầu mua vợt bắt muỗi giá rẻ tại Hà Nội, hãy tham chiếc vợt muỗi
LOSi chúng tôi. Sản phẩm vợt muỗi của chúng tôi phù hợp mọi phân khúc đối tượng và phù hợp với điều kiện kinh tế của người Việt Nam.
Chúc bạn và gia đình bạn luôn luôn khỏe mạnh nhất! Không bao giờ lo muỗi tấn công!
>>> Xem thêm: Tại sao nên sử dụng vợt bắt muỗi vào mùa mưa?