Trẻ bị cận thị nhẹ không cần đeo kính
Một số phụ huynh thường có quan niệm trẻ bị cận thị nhẹ không cần đeo kính, đeo kính sẽ làm mắt kém linh hoạt. Điều này góp phần làm cho tình trạng cận thị học đường ngày một gia tăng.
Nguồn gốc của quan niệm
Các cha mẹ có suy nghĩ khi trẻ bị cận thị nhẹ mắt vẫn có khả năng điều tiết được. Do đó, không cần đeo kính mà chỉ cần sử dụng các biện pháp dân gian là chữa khỏi. Nhưng trên thực tế, các phương pháp này chỉ có tác dụng tăng cường sức khỏe thị lực mắt và hạn chế tăng độ cận.
Hậu quả
Khi bị cận từ 0,25-3 diop được coi là cận thị nhẹ. Nhưng ở bất kể ngưỡng cận nào cũng cần phải đeo kính đúng độ để hạn chế sự điều tiết của mắt. Cần sử dụng kính khi hợp lý khi nhìn các vật ở xa, học tập,… Nếu không thực hiện điều này sẽ khiến mắt bị tăng độ nhanh do phải điều tiết, làm việc quá mức.
Cách khắc phục
- Phụ huynh cần thường xuyên quan sát những dấu hiệu để nhận biết cận thị sớm. Các dấu hiệu có thể trẻ bị cận thị như: nhìn gần, hay dụi mắt, nghiêng đầu khi nhìn, trẻ nheo mắt để nhìn vật rõ hơn,…
- Khi thấy con có những dấu hiệu có thể bị cận, cần đưa con tới những phòng khám chuyên khoa về mắt để biết chính xác mức độ cận và đeo kính cho phù hợp.
- Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên gia về thời gian đeo kính hợp lý để tốt cho mắt. Bởi khi mắt bị cận nhẹ cũng không nên đeo thường xuyên, thi thoảng nên tháo kính để mắt được thư giãn, điều tiết tự nhiên. Từ đó, phụ huynh nhắc nhở con thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Khi trẻ bị cận chỉ cần đeo kính là mắt không bị tăng độ
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị tăng độ cận nhanh là do quan niệm khi trẻ đã đeo kính là mắt sẽ không bị tăng độ.
Nguồn gốc của quan niệm
Đây là do yếu tố chủ quan của các bậc phụ huynh, khi không tìm hiểu kỹ về nguyên nhân cận thị học đường. Điều này khiến cho cha mẹ lầm tưởng khi con bị cận và đeo kính đúng độ là sẽ không bị tăng độ và không cần thăm khám theo định kỳ.
Hậu quả
Do những thói quen xấu hàng ngày như: tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử, ngồi học, ngồi xem không đúng tư thế, chất lượng ánh sáng không đảm bảo sẽ khiến mắt trẻ dù đeo kính vẫn bị tăng độ cận. Nếu không phát hiện kịp thời và cắt kính khác cho phù hợp thì sẽ khiến mắt bị tăng độ rất nhanh gây ảnh hưởng nhiều tới học tập, sinh hoạt của trẻ.
Cách khắc phục
Phụ huynh cần rèn cho quen các thói quen tốt và áp dụng những biện pháp khoa học để khống chế và làm giảm tăng độ cận. Cụ thể:
- Không để trẻ tiếp xúc nhiều với tivi, điện thoại. Thời gian hợp lý để trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử chỉ khoảng 1-2 giờ mỗi ngày.
- Không cho trẻ nhìn gần, khoảng cách hợp lý để xem tivi là từ 2,5-3m. Khi học tập cần ngồi đúng tư thế và giữ khoảng cách từ mắt tới sách vở là 30-35cm.
- Nên cho trẻ có nhiều thời gian vui chơi bên ngoài vì ánh sáng tự nhiên rất tốt cho mắt.
- Cần cho trẻ đi khám mắt định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
- Bổ sung những thực phẩm tốt cho mắt vào bữa ăn hàng ngày của trẻ như: cá hồi, thịt bò, bơ, rau cải xoăn,…
Xem thêm
- Những thực phẩm bổ sung cực tốt cho mắt trẻ
- Các biện pháp khắc phục cận thị hiệu quả nhất
Khi trẻ bị cận đủ tuổi là đi mổ
Các phụ huynh thường có suy nghĩ khi trẻ chẳng may bị cận thì đủ tuổi và thực hiện phẫu thuật mắt là sẽ hết cận.
Nguồn gốc của quan niệm
Do chưa tìm hiểu sâu về cận thị và phương pháp phẫu thuật mắt nên phụ huynh không nhắc nhở trẻ, tạo cho con ý thức bảo vệ mắt cận. Và có suy nghĩ nếu bị cận thì đủ tuổi sẽ thực hiện phẫu thuật là khỏi. Song trên thực tế không phải trường hợp bị cận nào cũng đủ điều kiện để mổ.
Hậu quả
Nếu cha mẹ mắc lầm tưởng này sẽ rất nguy hiểm cho trẻ. Vì bản thân con do hiếu động, không thể tự ý thức về cận thị dẫn đến tăng độ rất nhanh. Đến thời điểm thích hợp để sử dụng phương pháp phẫu thuật thì lại không đủ điều kiện. Khi đó, trẻ đã bị cận nặng và ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của con. Đồng thời, tạo nên sự tự ti, mặc cảm cản bước thành công của trẻ.
Cách khắc phục
- Cha mẹ cần phát hiện các biểu hiện cận thị sớm ở con và đi thăm khám kịp thời.
- Đồng thời, cần áp dụng nhiều biện pháp khoa học để bảo vệ sức khỏe đôi mắt ngay từ đầu để giảm tăng độ cận.
Trẻ bị cận thị học đường là do học nhiều
Học nhiều không phải là nguyên nhân khiến thực trạng cận thị học đường ngày càng gia tăng. Nếu trẻ được hướng dẫn cách ngồi học, được trang bị hệ thống ánh sáng hợp lý thì sẽ không bị cận thị.
Nguồn gốc của quan niệm
Hiện nay, do chương trình học của trẻ khá nặng nên thời gian học trên lớp và tại nhà khá nhiều. Phụ huynh thường cho rằng do trẻ học nhiều, phải nhìn nhiều và tập trung nên mắt nhanh bị mỏi và dễ bị cận thị.
Hậu quả
Do quan niệm sai lầm này mà phụ huynh hướng con tới các giải pháp chống cận không hiệu quả. Điều này có thể ảnh hưởng, gây sa sút kết quả học tập của trẻ.
Cách khắc phục
- Thầy cô trên lớp hướng dẫn học sinh ngồi học đúng tư thế, quan tâm và sát sao hơn với trẻ.
- Giáo viên và phụ huynh cần sắp xếp thời gian học tập và vui chơi cho trẻ hợp lý. Để trẻ có thời gian thư giãn, vui chơi ngoài trời nhằm hạn chế cận thị học đường.
- Nhà trường cần đầu tư, bố trí hệ thống ánh sáng đạt tiêu chuẩn độ rọi, độ chói và chỉ số hoàn màu các lớp học để mang đến cho trẻ nguồn sáng tự nhiên nhất, tốt cho thị lực của mắt.
- Phụ huynh trang bị cho con các loại đèn chống cận chất lượng đạt tiêu chí về chất lượng ánh sáng để con học tốt mà vẫn hạn chế được cận thị.
Xem thêm
- Cách chọn đèn học tốt, chất lượng ánh sáng đạt chuẩn cho con
- Các giải pháp hiệu quả giảm tật cận thị học đường
Với những sai lầm về cận thị học đường trên sẽ cho các bậc phụ huynh thấy được nguyên nhân sâu xa của thực trạng đáng báo động này và cách khắc phục hiệu quả. Nếu có sự vào cuộc quyết tâm của cả phụ huynh và nhà trường thì sẽ giúp các con có được hành trình học tập thuận lợi, đạt thành tích tốt và hạn chế cận thị.