CHUYÊN MỤC Hỗ trợ trực tuyến

Các Mức Độ Cận Thị Và Phương Pháp Hạn Chế Sự Tiến Triển Của Bệnh

02:18, 11/08/2021

Nguyên nhân gây cận thị

Cận thị là một bệnh về tật khúc xạ của mắt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cận thị. Cụ thể:

  • Do thói quen: Đó là những thói quen nhìn gần khi xem tivi, điện thoại, làm việc với máy tính,..khiến cho mắt phải điều tiết liên tục gây nhức mỏi. Ngoài ra, thói quen nhìn màn hình tivi, máy tính quá lâu khiến mắt không có thời gian nghỉ ngơi sẽ ảnh hưởng lớn đến thị lực.
  • Ánh sáng môi trường: Ánh sáng môi trường không đảm bảo như quá chói hoặc quá tối sẽ khiến mắt bị mờ, suy giảm thị lực và dẫn tới cận thị.
  • Di truyền: Khi cả bố hoặc mẹ bị cận thị thì khả năng di truyền sang con là rất cao. Bởi theo nghiên cứu xác định có hơn 24 gen có liên quan chủ yếu đến việc tăng nguy cơ phát triển cận thị.
 
Các Mức Độ Cận Thị Và Phương Pháp Hạn Chế Sự Tiến Triển Của Bệnh

Các mức độ cận thị

Mức độ cận thị được xác định đơn vị đo độ cong của kính mắt (diop). Có các mức độ cận cụ thể sau:

Cận thị nhẹ

Cận thị nhẹ thường không có biểu hiện rõ rệt và khó xác định.

  • Cận thị nhẹ: Là mắt bị cận từ 0,25-3,00 diop.
  • Biểu hiện: Do mức độ cận nhẹ nên các biểu hiện không rõ rệt. Với người lớn sẽ dễ xác định hơn, khi cảm thấy mắt nhanh mỏi, bị đau nhức khi muốn nhìn các vật ở xa, có thể kèm theo đau đầu,… thì nhận định có thể bị cận thị. Còn với trẻ con, do hiếu động không tự quản lý được các hành vi nên có thể không biết mình bị cận thị và nói chuyện với người lớn. Do đó các bậc phụ huynh cần quan sát các hành động, biểu hiện của con để phát hiện bệnh sớm bệnh cận thị ở trẻ.
  • Các việc cần làm: Cần thực hiện thăm khám ở các địa chỉ uy tín để biết chính xác mức độ cận, cắt kính cho phù hợp. Không nên tự ý mua thuốc uống hay xem nhẹ các triệu chứng mà không đi khám.
 
Các Mức Độ Cận Thị Và Phương Pháp Hạn Chế Sự Tiến Triển Của Bệnh

Cận thị trung bình

Mức cận thị trung bình thường xảy ra do khi người bệnh từ cận thị nhẹ bị tăng độ lên.

  • Cận thị trung bình: Là mức độ cận từ 3,25-6,00 diop.
  • Biểu hiện: Khi mắt bị cận ở mức độ trung bình thường việc đeo kính sẽ phải thực hiện thường xuyên. Bởi nếu không có kính mắt sẽ nhanh mỏi và chỉ có thể nhìn thấy những vật ở rất gần.
  • Các việc cần làm: Không nên tự ý đi cắt kính khác thay thế khi thấy đeo kính cũ bị mờ. Nếu thấy những dấu hiệu như mắt mỏi, đau nhức, nhìn xa khó thì cần đi khám ngay bởi có thể bạn bị mắc thêm những tật khác về mắt (chủ yếu là loạn thị). Từ đó, thực hiện cắt kính mới cho phù hợp và áp dụng những giải pháp khắc phục hợp lý. Còn với trẻ em khi bị cận thị trung bình, phụ huynh nên trình bày với giáo viên để sắp xếp cho con chỗ học trên lớp hợp lý. Tránh để con ngồi quá xa, mắt sẽ phải điều tiết liên tục sẽ dẫn đến tăng độ cận nhanh.

Cận thị nặng

Đây là mức độ cận khá cao, người bệnh cần phải theo dõi độ cận của mắt thường xuyên.

  • Cận thị nặng: mức độ cận là từ 6,25-10,00 diop.
  • Biểu hiện: Người bị cận thị nặng sẽ phải làm bạn với cặp mắt kính dày thường xuyên. Khi bỏ kính nhìn các vật ở gần cũng có thể bị mờ. Do chức năng điều tiết của mắt kém.
  • Việc cần làm: Nên thường xuyên thực hiện các bài tập massage mắt để cho mắt linh hoạt, tự nhiên khi bỏ kính (do đeo kính nhiều mắt thường bị dại). Đặc biệt với trẻ em khi bị cận thị nặng, phụ huynh cần nhắc nhở để trẻ hiểu và có ý thức bảo vệ mắt tốt nhất. Nhằm hạn chế tăng độ cận để chờ tới thời điểm đủ tuổi, sức khỏe đảm bảo và tiến hành phẫu thuật mắt.
 
Các Mức Độ Cận Thị Và Phương Pháp Hạn Chế Sự Tiến Triển Của Bệnh

Cận thị cực đoan

Cận thị cực đoan là mức cận thị rất nặng và rất khó khăn, bất tiện cho cuộc sống của người bệnh.

  • Cận thị cực đoan: Là có mức độ cận > 10 diop.
  • Biểu hiện: Thị lực của đôi mắt khi bị cận thị cực đoan rất yếu. Việc tháo bỏ kính sẽ khiến người bệnh không nhìn thấy mọi vật xung quanh. Kèm theo đó là các triệu chứng đau nhức mắt, chảy nước mắt thường xuyên.
  • Việc cần làm: Tiến hành phẫu thuật mắt cận ngay (nếu có thể) là giải pháp tốt nhất trong trường hợp này. Sau khi phẫu thuật cần áp dụng các phương pháp chăm sóc mắt sau mổ hiệu quả. Ngoài ra, duy trì các bài tập massage mắt thường xuyên, bổ sung thực phẩm tốt cho mắt hàng ngày,…để chăm sóc mắt cận.
 
Các Mức Độ Cận Thị Và Phương Pháp Hạn Chế Sự Tiến Triển Của Bệnh

Lưu ý khi chăm sóc mắt để không bị tăng độ

Khi đã xác định được mức độ cận thị của mắt, cần lưu ý những vấn đề sau để bảo vệ sức khỏe của mắt và hạn chế tăng độ cận.

  • Bệnh cận thị là không thể giảm được độ cận nếu không thực hiện các phương pháp phẫu thuật mắt. Do đó, cần tìm hiểu kỹ các cách dân gian hay những loại thuốc giảm độ cận để tránh gây hại tới mắt.
  • Với phương pháp phẫu thuật, không phải trường hợp nào cũng có thực hiện. Nên giải pháp tốt nhất là áp dụng những phương pháp để kiểm soát độ cận hiệu quả.
  • Với trẻ em rất dễ bị tăng độ cận do trẻ hiếu động, chưa nhận thức rõ về cận thị và có ý thức bảo vệ mắt. Nên các phụ huynh cần thường xuyên để ý để phát hiện sớm các dấu hiệu tăng độ cận của trẻ.
  • Duy trì các thói quen tốt cho mắt như: không nhìn gần, hạn chế xem tivi, điện thoại,… Nếu làm việc lâu với máy tính cần dành thời gian nghỉ ngơi cho mắt (sau khoảng 30 phút).
  • Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt vào thực đơn hàng ngày như: thịt bò, cá hồi, rau cải xoăn, bơ,…
  • Sử dụng hệ thống ánh sáng với giải pháp chiếu sáng BlueSky đạt chuẩn cho phòng học, nơi làm việc để mang lại nguồn sáng lý tưởng nhất cho mắt. Việc trang bị đèn học chống cận cho con cũng là vô cùng cần thiết để bảo vệ mắt trẻ sớm, hạn chế tăng mức độ cận.

Hy vọng với bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về các mức độ cận thị và những giải pháp kiểm soát độ cận, hạn chế tăng độ hiệu quả. Một trong những cách hữu hiệu nhất là trang bị các loại đèn chống cận chất lượng để giữ gìn sức khỏe đôi mắt. Nếu cần tư vấn thêm về sản phẩm đèn chống cận hãy liên hệ ngay với Losi qua số Hotline 0908 393666 để được giải đáp cụ thể.

Xem thêm các bài viết về lưu ý khi chăm sóc mắt cận để kiểm soát độ cận, hạn chế tăng độ hiệu quả:

Công ty Cổ phần Công nghệ chiếu sáng LOSi | Mã số thuế: 0107567641