CHUYÊN MỤC Hỗ trợ trực tuyến

Dấu hiệu của cận thị – Làm sao để nhận biết sớm nhất?

02:30, 13/08/2021
Nhận biết dấu hiệu của cận thị vô cùng quan trọng, đặc biệt ở trẻ nhỏ, các em học sinh tiểu học khi các em còn quá nhỏ chưa ý thức được sự thay đổi của mắt, không kịp thông báo với bố mẹ dễ dẫn đến tăng độ nhanh. Bài viết xin gửi đến quý phụ huynh dấu hiệu cận thị sớm ở trẻ giúp bố mẹ phát hiện và bảo vệ sức khỏe mắt kịp thời cho con em.

Dấu hiệu nhận biết trẻ cận thị ở trẻ

Khi trẻ bắt đầu biết xem TV, đặc biệt bước vào giai đoạn đi học, bố mẹ cần theo dõi sát sao quá trình học, xem ở trẻ để phát hiện sớm dấu hiệu bất thường ở mắt. Khi có 1 trong số những biểu hiện sau cần đặc biệt lưu tâm.

Dấu hiệu cận thị nhẹ

Nếu quan sát thấy trẻ có những dấu hiệu sau đây, rất có thể trẻ đã bị cận thị nhẹ:

  • Chớp mắt liên tục: là phản xạ của mắt khi làm việc quá tải hoặc mắc các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị, rối loạn điều tiết mắt
  • Trẻ mở to mắt và hướng người về phía trước khi nhìn, xem: là  biểu hiện ban đầu khá phổ biến của những trẻ mắc tật cận thị khi không nhìn thấy các vật ở khoảng cách thông thường và có xu hướng lại gần để nhìn rõ hơn.
  • Khi chỉ cho trẻ vật ở xa, cao trẻ không nhìn thấy: trẻ không nhìn thấy các vật cách xa trên 1m nhưng lại có thể thấy rõ khi lại gần chính là những dấu hiệu của cận thị
  • Ngại tham gia hoạt động ngoài trời như vẽ tranh, tô màu, đọc sách …vì trẻ không nhìn rõ các vật nên làm việc kém hiệu quả
  • Dụi mắt: là phản xạ của cơ thể khi cảm thấy mắt cộm, vướng hoặc có vật thể lại rơi vào mắt. Tuy nhiên, việc lặp đi lặp lại tình trạng này là dấu hiệu của nhìn mờ, ngứa, hoặc khô mắt.
  • Chảy nước mắt: Vì cận thị gây khó chịu cho mắt nên nếu trẻ bị chảy nước mắt thường xuyên thì có thể là dấu hiệu của cận thị.

Khi có dấu hiệu cận thị nhẹ, bố mẹ nên bình tĩnh quan sát hoặc có những bài thử thị giác của trẻ để có hướng xử lý đúng.

Dấu hiệu của cận thị - Làm sao để nhận biết sớm nhất?

 

Dấu hiệu cận thị nặng hơn

Theo thời gian, cận thị có thể có những biến chứng nặng hơn nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu sau đây:

  • Nhìn gần khi xem TV, cúi sát mặt khi đọc sách, viết: là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết việc trẻ không nhìn rõ các hình ảnh trên màn hình, trên sách
  • Nhắm một mắt: Đây là một dấu hiệu của tật khúc xạ nên ảnh hưởng tới khả năng phối hợp đồng bộ hai mắt. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn quy tụ thị lực của trẻ.
  • Nghiêng đầu khi xem TV hoặc nhìn chữ trên bảng: là một trong những dấu hiệu khi trẻ không nhìn rõ chữ trên bảng, là biểu hiện của thị lực kém.
  • Nheo mắt: giúp trẻ điều chỉnh khả năng tập trung quan sát, có thể gây ra một sự thay đổi nhỏ về độ căng trên cơ mắt và có thể giúp trẻ nhìn thấy rõ trong thời gian rất ngắn.
  • Nhức đầu: đây có thể là biểu hiện của tình trạng suy giảm thị lực ở trẻ. Nếu trẻ phàn nàn về những cơn đau đầu thường xuyên, hay lên lịch hẹn khám thị lực cho trẻ.

Khi trẻ có dấu hiệu cận thị rõ rệt hơn, bố mẹ nên giảm, giãn, dừng việc xem TV, thiết bị điện tử ở trẻ và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa về mắt để được thăm khám và điều trị.
 

Dấu hiệu của cận thị - Làm sao để nhận biết sớm nhất?

Biểu hiện của cận thị ở người lớn

Ở người lớn, dấu hiệu cận thị dễ nhận biết hơn do chúng ta có ý thức về tật cận thị, do vậy hướng xử lý cũng đơn giản hơn.

  • Nhìn xa bị mờ, không rõ nét: là một trong những biểu hiện dễ phân biệt nhất tật cận thị với các bệnh về mắt khác. Nếu bạn gặp khó khăn khi nhìn các vật ở xa nhưng các vật ở gần có thể thấy rõ, rất có thể bạn đã mắc tật cận thị.
  • Phải nheo mắt, tập trung khi nhìn vật gì đó ở xa: là một triệu chứng của một tật về mắt khi gặp khó khăn nhìn các vật ở xa. Nếu thường xuyên nheo mắt một cách vô thức có thể là dấu hiệu của tật cận thị.
  • Mỏi mắt: thường xảy ra khi tập trung làm việc, học tập trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra, có thể bạn đã mắc tật cận thị.
  • Đau đầu: Hiện tượng đau đầu thường xuyên sau làm một việc cần nhìn xa hoặc đọc sách trong thời gian dài có thể là dấu hiệu của tật cận thị.
Dấu hiệu của cận thị - Làm sao để nhận biết sớm nhất?

Cần làm gì khi có dấu hiệu cận thị?

Khi có dấu hiệu cận thị, cần đi khám tại các cơ sở y tế để kiểm tra mắt toàn diện. Không nên tự ý mua kính đeo vì có thể nhầm lẫn với cận thị giả, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt.
Các bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra mắt toàn diện, xác định xem bạn có cận thị hay không và tìm ra giải pháp điều trị.

Quy trình thăm khám gồm:

  • Đo thị lực bằng máy điện tử để đo độ cận và đánh giá tình trạng của mắt.
  • Sử dụng kính thử khác nhau kết hợp đọc chữ cái và ký tự trên bảng đo thị lực.
  • Đeo kính thử 20 đến 30 phút, đi lại, nhìn thử với tầm mắt xa và gần giúp mắt thích nghi với số độ kính đang đeo
  • Nếu trong quá trình thử kính xảy ra các hiện tượng đau đầu, chóng mặt, nhức mỏi mắt… Bạn cần trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh số kính phù hợp.

Cuối cùng, bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, đeo kính, uống thuốc, thực hiện chế độ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp, các bài tập cho mắt và thăm khám thường xuyên để kiểm soát độ và can thiệp kịp thời.

Chú ý: Không nên kéo dài thời gian thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị dân gian, điều trị tại nhà sẽ làm tăng độ cận và ảnh hưởng đến sức khỏe mắt nói chung.
 

Dấu hiệu của cận thị - Làm sao để nhận biết sớm nhất?

Một số cách bảo vệ đôi mắt phòng ngừa nguy cơ cận thị

Cách tốt nhất để phòng ngừa nguy cơ cận thị là tạo thói quen làm việc và nghỉ ngơi khoa học, trang bị ánh sáng hợp lý và bổ sung các thực phẩm bổ mắt:

  • Thư giãn mắt đúng cách khi đọc sách, làm việc: Phân bố thời gian học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Cứ 60 phút cần cho mắt nghỉ ngơi 5 phút bằng cách nhắm mắt hoặc nhìn ra xa. Thường xuyên tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, thể dục thể thao nhẹ cho mắt được nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Bổ sung nhóm thực phẩm bổ mắt: Bổ sung các loại vitamin A, B, C, E, chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá giúp tăng khả năng điều tiết cho mắt, nuôi dưỡng một đôi mắt sáng, mạnh khỏe.
  • Học tập, làm việc và sinh hoạt trong môi trường đủ ánh sáng: Phòng học hoặc phòng làm việc phải được chiếu sáng đầy đủ bằng ánh sáng tự nhiên. Đồng thời trang bị hệ thống đèn chiếu sáng hợp lý được phân bố đồng đều và có cường độ ánh sáng tốt, không gây lóa mắt.
Dấu hiệu của cận thị - Làm sao để nhận biết sớm nhất?

Trên đây là những dấu hiệu cận thị và cách phòng chống tật cận thị, bảo vệ sức khỏe đôi mắt. Thăm khám mắt định kỳ ít nhất 6 tháng/1 lần để sớm phát hiện những bệnh về mắt để có phương án điều trị phù hợp.

 

Liên hệ ngay với Losi để được tư vấn và báo giá các loại đèn chống cận chất lượng mang lại nguồn ánh sáng lý tưởng để chăm sóc sức khỏe đôi mắt Việt.

Thông tin liên hệ:

  • Website: https://losi.vn/
  • Email: info@losi.vn
  • Trụ sở: Số 6/167 Quang Tiến, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Hotline: 0908 393 666

Xem thêm

  • Cận thị phải làm sao – Những việc cần làm ngay
  • Cận thị có giảm độ được không?
  • 7 nguyên nhân khiến lứa tuổi học sinh hay bị cận thị
Công ty Cổ phần Công nghệ chiếu sáng LOSi | Mã số thuế: 0107567641