Cận thị có giảm độ được không? Thực tế, có thể chữa khỏi tật cận thị bằng phương pháp phẫu thuật mắt. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện kinh tế hoặc sức khỏe mắt để thực hiện phẫu thuật. Vậy làm cách nào để kiểm soát độ cận giúp mắt khỏe hơn và kéo dài thời gian tăng độ. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Không thể giảm độ cận tự nhiên mà chỉ có thể giảm độ cận bằng phẫu thuật
Cận thị là loại tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt, trở nên phổ biến những năm gần đây. Người bị cận thường có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng những vật xa hơn thì bị mờ, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và đời sống.
Chỉ có một cách duy nhất để giảm độ cận lâu dài là phương pháp phẫu thuật mắt: LASIK, LASEK, PRK,… Các phương pháp này giúp loại bỏ một lớp mô giác mạc, điều chỉnh lại giác mạc để hình ảnh hội tụ đúng trên võng mạc. Từ đó cải thiện thị lực của bạn.
Khoảng 90% người phẫu thuật mắt có thị lực từ 20/20 đến 20/40 khi không đeo kính hoặc đeo kính áp tròng. Tuy nhiên, việc thực hiện phẫu thuật đòi hỏi các thiết bị tiên tiến, hiện đại nên thường có giá cả cao và có khả năng mang đến một số rủi ro do tác động trực tiếp lên giác mạc.
Bên cạnh đó, trẻ dưới 18 tuổi, người không có điều kiện về kinh tế, người có giác mạc mỏng sẽ không thể thực hiện phẫu thuật. Bạn có thể tham khảo các biện pháp tự nhiên, áp dụng tại nhà để giảm độ cận, kéo dài thời gian tăng độ.
Những lý do khiến cận thị tăng độ nhanh
Có nhiều nguyên nhân khiến cận thị tăng độ nhanh, trong đó:
Đeo kính không đúng độ: Nếu đeo kính cao hoặc thấp hơn độ cận thật sẽ dẫn tới tình trạng mắt vẫn phải cố gắng điều tiết, đẩy nhanh quá trình tăng độ cận hơn. Ngoài ra, việc đeo kính không đúng độ cận dẫn tới các triệu chứng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt. Do đó, cần khám mắt định kỳ để theo dõi độ mắt, kịp thời điều chỉnh số kính đúng với độ cận hiện tại.
Chế độ làm việc, học tập thiếu khoa học tạo áp lực lên đôi mắt: Việc thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi,…khiến cho mắt dễ bị mỏi, khô, chảy nước mắt, nhìn mọi thứ mờ và yếu dần đi, dẫn tới độ cận tăng nhanh. Bạn nên áp dụng quy tắc 20-20-20 để đôi mắt được làm việc – nghỉ ngơi – tập luyện một cách hợp lý.
Không khám mắt định kỳ: Đa số người cận thị chỉ đi khám khi có những dấu hiệu mờ, mệt mỏi, đau nhức, chảy nước mắt…Khi những dấu hiệu này xuất hiện có thể đôi mắt của bạn đã chuyển qua một bệnh lý phức tạp hơn. Người bị cận thị cần được khám kiểm tra đáy mắt ít nhất 3 tháng/lần để phát hiện sớm những bệnh lý đáy mắt, phòng ngừa nguy cơ bong võng mạc và 6 tháng/lần để kiểm soát việc tăng độ cận.
Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất: Thực phẩm có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe đôi mắt. Việc ăn uống thiếu dưỡng chất sẽ khiến thị lực của bạn càng ngày càng suy yếu. Cần phải bổ sung một số nhóm chất như: Beta carotene, Vitamin A, Crom, Kẽm có trong thực phẩm, rau củ, thịt, trứng…
Cách kiểm soát cận thị và phương pháp làm chậm tăng độ?
Việc làm chậm tiến trình tăng độ cận thị giúp bạn giữ gìn đôi mắt khỏe mạnh cũng như hạn chế một số vấn đề nghiêm trọng như đục thủy tinh thể sớm hay bong võng mạc. Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn kiểm soát cận thị:
Trang bị ánh sáng hợp lý khi làm việc và học tập:
Ánh sáng quá yếu hay quá mạnh đều làm mắt phải điều tiết nhiều, gây nhức, mỏi mắt. Do đó, nên thiết kế hệ thống ánh sáng hợp lý, thông minh để tạo độ sáng đồng đều, đảm bảo ánh sáng tốt nhất cho người dùng. Bên cạnh đó, phụ huynh nên trang bị cho con những thiết bị đèn học chống cận chất lượng để đảm bảo không gian học tập đầy đủ ánh sáng.
Sử dụng thuốc nhỏ mắt kiểm soát độ cận thị:
Thuốc nhỏ mắt Atropine có tác dụng giãn đồng tử, làm liệt điều tiết tạm thời và làm giãn hoàn toàn cơ chế hội tụ của mắt. Với nồng độ thấp 0,01%, nó có tác dụng làm giảm tiến triển cận thị tới 50% mà không gây những tác dụng phụ như: lóa mắt, chói mắt, khó nhìn gần… Tuy nhiên, thuốc chỉ có hiệu quả với trẻ có độ cận thị tiến triển và không thể điều trị hết hẳn độ cận thị.
Sử dụng kính áp tròng cứng Ortho – K:
Ortho- K là phương pháp điều trị cận thị không phẫu thuật bằng cách đeo kính áp tròng cứng thấm khí vào ban đêm. Kính tác động lên trung tâm giác mạc làm giảm độ khúc xạ, giúp nhìn rõ vào ban ngày mà không cần đeo kính gọng. Kính có tác dụng sau 1-4 tuần điều trị. Tuy nhiên, trước khi đeo kính, bạn phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và lựa chọn kính phù hợp.
Sử dụng gọng kính đa tiêu:
Đây là loại kính giúp mắt nhìn được ở nhiều tiêu cự, giúp người cận thị có thể nhìn rõ ở mọi khoảng cách cả nhìn xa, nhìn trung gian và nhìn gần. Ngoài ra, kính có tác dụng làm giảm ảnh mờ ở vùng võng mạc chu biên giúp hạn chế tăng độ cận. Tuy nhiên với những người mới sử dụng kính đa tiêu nên chọn loại gọng kim loại cứng để tâm kính không bị sai lệch. Cần tập trung nhìn thẳng, không nên di chuyển mắt thường xuyên gây những mỏi, khó chịu.
Phát hiện sớm độ cận thị:
Cách tốt nhất để tận dụng các phương pháp kiểm soát cận thị là phát hiện sớm cận thị. Nên khám mắt định kỳ 6 tháng/ lần ngay cả khi không có những dấu hiệu nhìn xa bị mờ, mỏi mắt, khô mắt,…Nên xây dựng một chế độ học tập, làm việc hợp lý kết hợp chế độ dinh dưỡng cùng các hoạt động thể lực vừa phải để giúp cho đôi mắt luôn khỏe mạnh.
Trên đây là những thông tin chi tiết giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về cách kiểm soát cận thị. Liên hệ ngay với Losi để được tư vấn và báo giá các loại đèn chống cận chất lượng mang lại nguồn ánh sáng lý tưởng để chăm sóc sức khỏe đôi mắt Việt.
Thông tin liên hệ:
Website: https://losi.vn/
Email: info@losi.vn
Trụ sở: Số 6/167 Quang Tiến, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0908 393 666