Trước tình trạng trẻ em bị cận thị ở thành phố lên tới 50%, ở vùng nông thôn từ 10-15%, các biện pháp làm giảm tật cận thị học đường đang rất được quan tâm hiện nay. Sự kết hợp chặt chẽ, quyết liệt giữa nhà trường và gia đình cùng các giải pháp thích hợp sẽ giúp hạn chế bệnh cận thị học đường hiệu quả.
Cận thị học đường là gì? Những dấu hiệu cơ bản để biết cận thị ở trẻ
Cận thị học đường là tình trạng trẻ em đang độ tuổi đi học bị cận thị. Tật khúc xạ về mắt này khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong học tập, vui chơi. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời bệnh cận thị sẽ tiến triển rất nhanh, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, thị lực của mắt.
Những dấu hiệu cơ bản để nhận biết cận thị ở trẻ
Thường trong thời kỳ mới chớm bị cận thị, các dấu hiệu sẽ không rõ rệt và khó phát hiện. Đồng thời, trẻ sẽ không nhận thức được bệnh cận thị nên sẽ không biết mình bị cận và không nói với cha mẹ. Do đó, các phụ huynh phải thường xuyên chú ý đến các hành động, biểu hiện của trẻ để phát hiện kịp thời. Trẻ bị cận thị học đường sẽ có các dấu hiệu cơ bản như:
- Nheo mắt khi nhìn các vật ở xa
- Xem tivi, đọc sách, học bài với cự ly gần
- Chớp mắt hoặc dịu mắt liên tục
- Thường xuyên nghiêng đầu khi xem tivi, điện thoại
- Hay bị nhức đầu khi đọc sách, học tập trong thời gian dài.
Các loại cận thị học đường
Với tật cận thị học đường thông thường có 3 loại phổ biến sau:
- Cận thị nhẹ: mắt bị cận từ 0,25-3,00 diop
- Cận thị trung bình: mắt bị cận từ 3,00-6,00 diop
- Cận thị nặng: mắt bị cận từ 6,00 diop trở lên
Trong đó: diop là đơn vị đo độ cong của mắt kính. Để xác định được các loại cận thị học đường trẻ cần được đi thăm khám để biết được chính xác mức độ cận.
Nguyên nhân cận thị học đường
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cận thị học đường. Cụ thể:
- Di truyền: Nếu cha hoặc mẹ bị cận thị thì khả năng con bị cận thị cao gấp 1,5 lần so với trẻ không có cha hoặc mẹ bị cận. Và khả năng này sẽ tăng lên 2-3 lần nếu cả cha và mẹ đều bị cận.
- Tư thế ngồi học: Các trẻ hiện nay nếu không được sự hướng dẫn của người lớn thường ngồi học sai tư thế như: cúi gần vào sách vở, nằm bò ra bàn,… sẽ khiến mắt nhanh bị mỏi vì phải nhìn gần. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên cận thị học đường.
- Lạm dụng các thiết bị công nghệ: Với sự thu hút của tivi, máy tính, điện thoại, ipad trẻ sẽ chăm chú xem với thời gian dài. Điều này làm cho mắt phải điều tiết liên tục, không có thời gian nghỉ ngơi và khiến trẻ dễ mắc tật cận thị.
- Ánh sáng học tập không đảm bảo: Ánh sáng là tác nhân ảnh hưởng rất lớn đến thị lực của mắt. Nếu nguồn ánh sáng phát ra quá chói sẽ làm mắt dễ bị mờ nhanh mỏi. Còn nếu lượng ánh sáng thấp mắt trẻ sẽ phải điều tiết liên tục dễ gây mỏi mắt, thoái hóa điểm vàng và dẫn tới cận thị. Do đó, không gian học tập của trẻ phải đạt tiêu chí về chất lượng chiếu sáng, hạn chế cận thị tiến triển.
Cách khắc phục và sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường
Để khắc phục cận thị học đường không phải là việc làm từ một phía gia đình hay nhà trường mà cần có sự kết hợp chặt chẽ, quyết liệt từ cả hai phía. Cả gia đình và nhà trường cần phải có những biện pháp phù hợp để giúp trẻ em hạn chế tật cận thị ngay từ những năm đầu tiên đến trường. Cụ thể:
Với nhà trường
Từ phía nhà trường cần có những giải pháp cụ thể như:
Các thầy cô cần hướng dẫn cho trẻ tư thế ngồi học chuẩn. Giảng giải để cho trẻ hiểu những ảnh hưởng xấu nếu không ngồi học đúng tư thế như: cận thị, cong vẹo cột sống, đau khớp cổ,…
Trong các phòng học, nhà trường cần quan tâm, đầu tư bố trí các thiết bị ánh sáng nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn độ rọi, độ chói và chỉ số hoàn màu các lớp học. Ngoài ra, cần quan tâm tới các giải pháp chiếu sáng để tận dụng được ánh sáng tự nhiên (đây là nguồn sáng rất tốt cho mắt trẻ).
Nhà trường cần tổ chức những buổi học ngoại khóa, hoặc lồng ghép các tiết học để tuyên truyền cho trẻ hiểu rõ về cận thị học đường, nguyên nhân, cách phòng tránh. Cũng như cho trẻ thấy được những ảnh hưởng lớn của cận thị tới sức khỏe, cuộc sống sau này.
Với gia đình
Về phía gia đình các phụ huynh cần chú ý đến sinh hoạt hàng ngày của con và chuẩn bị cho trẻ không gian học tập đầy đủ ánh sáng. Cụ thể:
Các phụ huynh cần hạn chế cho trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ. Nếu xem thì cần ngồi đúng tư thế, giữ khoảng cách từ 2,5-3m. Và chỉ nên xem khoảng 30 phút sau đó cần dành thời gian để cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn. Đồng thời, cha mẹ nên khuyến khích con vui chơi bên ngoài. Bởi trẻ ở ngoài trời càng nhiều thì càng làm chậm sự tiến triển của cận thị.
Không chỉ tại lớp học, trẻ còn học tập tại nhà. Do đó, các phụ huynh nên tìm hiểu và trang bị cho con các loại đèn học sử dụng giải pháp chiếu sáng Blue Sky với thiết kế, ánh sáng, mẫu mã phù hợp với trẻ. Các loại đèn chống cận uy tín với độ rọi và phân bố độ rọi tiêu chuẩn là lựa chọn rất hiệu quả để cha mẹ hạn chế sự tiến triển của bệnh cận thị cho bé. Loại đèn chống cận này sẽ có chỉ số hoàn màu CRI>90 mang lại ánh sáng tự hiện, trung thực, không chớp nháy và hạn chế sự tiến triển cận thị rất tốt.
Ngoài ra, cha mẹ nên bổ sung thêm vào thực đơn hàng ngày cho trẻ các thực phẩm giàu vitamin A, E, D, khoáng chất,… tốt cho mắt như: bơ, rau cải bó xôi, thịt bò, cá,…
Với sự kết hợp hoàn hảo giữa nhà trường và gia đình cùng các biện pháp làm giảm tật cận thị học đường phù hợp sẽ giúp bảo vệ đôi mắt trẻ hiệu quả. Hãy cùng Losi lựa chọn đèn học chống cận chất lượng nhằm góp phần mang lại thị lực tốt nhất cho những thế hệ học sinh Việt Nam.
Để tìm hiểu thêm thông tin về đèn học chống cận các bạn hãy liên hệ với Losi để được tư vấn cụ thể.
- Website: https://losi.vn/
- Email: info@losi.vn
- Trụ sở: Số 6/167 Quang Tiến, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Hotline: 0908 393 666
- VP miền Nam: 17/3 Đường 52, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Hotline: 0982 592 246