CHUYÊN MỤC Hỗ trợ trực tuyến

7 Nguyên Nhân Khiến Trẻ Ở Lứa Tuổi Học Sinh Dễ Mắc Cận Thị

01:40, 11/08/2021

Thực trạng cận thị ở học sinh hiện nay

Cận thị là một tật khúc xạ thường gặp ở lứa tuổi học sinh hiện nay. Theo một nghiên cứu tình trạng cận thị ở học sinh 4 tỉnh miền Bắc, miền Trung, miền Nam (gồm Hà Nội, Yên Bái, Hà Tĩnh, Cần Thơ) đại diện cho các khu vực thành phố và nông thôn và các bậc học. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 

Đối tượng nghiên cứu Tỉ lệ học sinh giảm thị lực Tỉ lệ học sinh mắc cận thị
7217 Học sinh 34.8% 32.8%
Tiểu học 23.2% 21.6%
Trung học cơ sở 36.7% 34.5%
Trung học phổ thông 43.8% 41.9%

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Sanh, Giám đốc Bệnh viện Mắt kỹ thuật cao Hà Nội (thuộc Hệ thống Bệnh viện Mắt Hitec) cũng chia sẻ: “Trong những năm gần đây không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, tỉ lệ tật khúc xạ tăng một cách báo động. Các khảo sát tại Việt Nam trong nhiều năm qua cho thấy, tỷ lệ bị tật khúc xạ, đặc biệt là tỉ lệ cận thị học đường tăng rất cao, ở thành thị cao hơn ở nông thôn, liên quan đến không gian sống ngày càng chật hẹp và trẻ thường xuyên phải nhìn gần.”

Nguyên nhân khiến tỷ lệ học sinh cận thị ngày càng gia tăng

Tư thế ngồi học không đúng

Ngồi học không đúng tư thế không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, vóc dáng mà còn tăng nguy cơ dẫn đến cận thị. Ngồi không đúng tư thế làm cho khoảng cách giữa mắt và các đồ dùng học tập như sách vở, máy tính bị thu ngắn lại, khiến cho đôi mắt nhanh mỏi, nhức mắt do phải điều tiết nhiều hơn. Lâu dần, sẽ tạo thói quen khiến trẻ bị cận thị.

7 Nguyên Nhân Khiến Trẻ Ở Lứa Tuổi Học Sinh Dễ Mắc Cận Thị

Tư thế ngồi học đúng:

  • Tư thế ngồi viết phải thoải mái, hai chân đặt song song, vuông góc với gác chân
  • Lưng thẳng sao cho vuông góc với mặt ghế ngồi. Không tì sát ngực vào thành bàn.
  • Khoảng cách từ mắt đến vở từ 25 – 30 cm, đầu hơi cúi.
  • Giữ thẳng hai vai. Tay trái để xuôi theo chiều ngồi, giữ lấy mép vở cho khỏi xô lệch, tay phải cầm bút viết.

Trẻ đeo kính không đúng với số đo cận thị

Hiện nay, nhiều trẻ đeo kính không đúng với số độ cận thị do khám mắt tại các cơ sở thiếu chuyên môn, hoặc không khám mắt thường xuyên để điều chỉnh mắt kính. Việc đeo kính không đúng với số đo cận thị sẽ làm cho trẻ không thấy rõ, luôn phải điều tiết gây mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt. Lâu dần, thị lực sẽ giảm hoặc có thể gây nhược thị, ảnh hưởng tới sức khỏe và học tập.

7 Nguyên Nhân Khiến Trẻ Ở Lứa Tuổi Học Sinh Dễ Mắc Cận Thị

Khi có các dấu hiệu đeo kính không phù hợp, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra lại thị lực, điều chỉnh kính đúng với số độ cận, đồng thời kiểm tra kính có đúng tâm không, gọng kính quá dài hoặc quá ngắn… để bảo vệ sức khỏe và thị lực cho đôi mắt.

Điều kiện ánh sáng trong học tập không đảm bảo

Ánh sáng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thị lực của học sinh. Một sai lầm thường thấy ở các bậc phụ huynh là chỉ cần trang bị đèn học chống cận sẽ ngăn ngừa tật cận thị ở trẻ. Thực tế cần đồng bộ hệ thống ánh sáng cho góc học tập đảm bảo đủ ánh sáng cho mắt làm việc, học tập.

7 Nguyên Nhân Khiến Trẻ Ở Lứa Tuổi Học Sinh Dễ Mắc Cận Thị

Bố trí góc học tập ở nơi đón nhiều ánh sáng tự nhiên giúp mắt luôn khỏe khoắn, dễ chịu. Ánh sáng chung được bố trí trên cao sau lưng và về bên trái người học, tránh ánh sáng trực tiếp vào mắt gây chói, mỏi mắt. Dùng đèn bàn để tập trung ánh sáng vào không gian học, nên sử dụng bóng đèn quả lê, bóng đèn sợi đốt, đảm bảo cường độ ánh sáng ở mức 300- 500 Lux, tương đương với bóng 45- 50w.

Ngoài ra, phòng học tại gia đình cũng cần đạt tiêu chuẩn chung cho ánh sáng đạt chuẩn với tiêu chuẩn và phân bố độ rọi, tiêu chuẩn về độ chói, sự phân bố độ chói và chỉ số hoàn màu…mới đảm bảo điều kiện tốt nhất cho mắt làm việc, giảm điều tiết quá mức, gây mỏi mắt, nhức mắt, giảm và phòng ngừa bệnh về mắt.

Thói quen sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài

Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, trẻ sớm sử dụng các thiết bị điện tử để phục vụ các nhu cầu học tập và giải trí. Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh từ tivi, máy tính, điện thoại,…làm cho mắt phải điều tiết ở cự ly gần gây ra các triệu chứng như khô, nhức, mờ mắt. Lâu dần, đây là nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc các tật khúc xạ tăng cao.

7 Nguyên Nhân Khiến Trẻ Ở Lứa Tuổi Học Sinh Dễ Mắc Cận Thị

Lưu ý sử dụng thiết bị điện tử đúng cách:

  • Tạo khoảng cách hợp lý: Không ngồi gần các thiết bị điện tử. Nên để độ cao vừa tầm nhìn (độ cao đặt máy không quá 1,3m).
  • Ánh sáng phù hợp: Sử dụng các thiết bị điện tử trong điều kiện ánh sáng đầy đủ, hạn chế sử dụng vào đêm tối.
  • Không sử dụng quá lâu: Trung bình mỗi người sử dụng các thiết bị điện tử tối đa 2 tiếng/1 ngày

Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng bổ mắt

Thói quen ăn uống tác động không nhỏ tới sức khỏe đôi mắt. Một chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường chất dinh dưỡng cho mắt sẽ mang lại một đôi mắt sáng khỏe, giảm thiểu nguy cơ cận thị.

Tuy nhiên, trẻ thường lười ăn rau dẫn đến thiếu khoáng chất và vitamin tốt cho mắt. Mẹ có thể bổ sung các dưỡng chất này qua nước ép, viên uống vitamin…giúp tăng khả năng điều tiết cho mắt, nuôi dưỡng một đôi mắt sáng, mạnh khỏe.

 

Xem thêm: Ăn gì giúp giảm độ cận 

7 Nguyên Nhân Khiến Trẻ Ở Lứa Tuổi Học Sinh Dễ Mắc Cận Thị

Không thăm khám mắt định kỳ

Khám mắt định kỳ giúp nắm bắt tình trạng sức khỏe của đôi mắt, để có biện pháp chăm sóc và bảo vệ phù hợp. Các kết quả đo, khám thị lực, chụp chiếu mắt sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh lý về mắt, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Nên duy trì việc kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng/1 lần đảm bảo việc theo dõi sức khỏe đôi mắt đo kính mắt phù hợp với trẻ mắc các tật khúc xạ. Cần lựa chọn các cơ sở nhãn khoa uy tín để thăm khám, tuân thủ phác đồ điều trị và lời khuyên của bác sĩ.

7 Nguyên Nhân Khiến Trẻ Ở Lứa Tuổi Học Sinh Dễ Mắc Cận Thị

Bộ phận rất nhỏ có em học sinh muốn bị cận thị

Thực trạng hiện nay ở một số học sinh có tâm lý muốn được cận thị để tạo hình ảnh tri thức. Từ đó, các em không bảo vệ mắt và tìm cách để cận thị như đeo kính giả cận, đọc sách, xem phim ở cự ly gần,… Lâu dần, mắt bình thường sẽ phải điều tiết, dẫn tới suy giảm thị lực.

7 Nguyên Nhân Khiến Trẻ Ở Lứa Tuổi Học Sinh Dễ Mắc Cận Thị

Cách giảm tỷ lệ cận thị ở học sinh

Để phòng tránh bệnh cận thị học đường, cần sự phối hợp tích cực giữa học sinh, phụ huynh và nhà trường:

  • Cần giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ đôi mắt sáng khỏe
  • Giữ khoảng cách phù hợp với sách vở, màn hình máy tính, tivi
  • Trang bị môi trường học tập đầy đủ ánh sáng, phân bố đồng đều
  • Xây dựng chế độ học tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học để mắt được nghỉ ngơi.
  • Thường xuyên tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời
  • Khám mắt định kỳ 6 tháng/ 1 lần để kịp thời phát hiện tật khúc xạ ở trẻ
  • Khi bị cận thị cần đeo kính đúng độ cận và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho mắt như vitamin A, E, C, chất khoáng có trong rau củ, trái cây tươi, thịt, cá.

Trẻ đã bị cận thị chỉ có thể chữa bằng cách phẫu thuật tật khúc xạ. Tuy nhiên, học sinh chưa đủ tuổi để thực hiện phẫu thuật. Vì thế, bố mẹ cần đặc biệt xem trọng các biện pháp, chống tăng độ cận, giảm tật cận thị học đường, chăm sóc mắt đúng cách. 

Xem thêm

Công ty Cổ phần Công nghệ chiếu sáng LOSi | Mã số thuế: 0107567641